Các nguyên tắc của khí cụ chức năng
1.Tương tự như sử dụng thun Hạng II
2.Nghiêng răng trước theo chiều ngoài – trong trừ khi thiết
kế khí cụ ngăn ngừa sự di chuyển này
3.Trong điều trị khí cụ chức năng, di chuyển nghiêng răng
thường không mong muốn vì có thể làm mất torque
Răng-Xương ổ - Lực ngang
1.Nới rộng thụ động là cần thiết để duy trì sự điều phối các
cung răng theo chiều ngang ở phân đoạn răng sau khi tương quan Hạng II đax được
chỉnh sửa
2.Thay đổi khung chức năng cho sự ổn định các cung răng
3.Nới rộng chủ động có thể đạt được bằng cách them ốc vào
thiết kế khí cụ
Răng-Xương ổ - Lực theo chiều đứng
1.Thông thường răng cối trên mọc xuống dưới và ra trước,
răng cối dưới mọc 90 độ so với bề dưới xương hàm dưới
2.Vị trí theo chiều đứng nơi mà trong cối trên và dưới tiếp
xúc nhau xác định tương quan trước – sau của chúng
3.Thay đổi vị trí theo chiều đứng của các răng cối cũng có
thể làm thay đổi góc mặt phẳng nhai chức năng
4.Tương tự tương quan theo chiều trước-sau của răng trước
hàm trên và hàm dưới có thể bị thay đổi
5.Mọc quá mức răng cửa trên hoặc lún tương đối răng cửa dưới
làm tăng độ cắn chìa và độ cắn phủ
6.Ức chế sự mọc răng cửa trên hoặc tăng sự mọc răng cửa dưới
làm giảm độ cắn chìa và có thể đưa đến cắn chéo phía trước
7.Điều khiển theo chiều đứng các cung răng giải thích cách
thức chiều dài xương hàm có thể được bù trừ như thế nào để tạo ra tương quan
răng Hạng I
8.Tất cả khí cụ chức năng được thiết kế để ngăn ngừa sự mọc
răng sau hàm trên và cũng như thường răng trước hàm trên
9.Cho phép mọc răng dưới có chọn lọc để làm thay đổi vị trí
theo chiều đứng của các răng mà không cần phải đòi hỏi bất kỷ thay đổi nào theo
chiều trước-sau của vị trí từng cung răng so với yếu tố xương tương ứng của nó
(so với xương nền chứa nó).
Xương
1.Các kết quả của sự điều khiển xương có thể được chia
thành: thành phần chỉnh xương và thành phần chức năng
2.Dùng headgear ức chế xương hàm trên là chỉnh xương trong
khi tái định vị ra trước xương hàm dưới bằng khí cụ chức năng được xem như là
hiệu quả chức năng
3.Những thay đổi ở xương có thể xảy ra được chia nhỏ thành
những thay đổi xương hàm trên và xương hàm dưới và chia nhỏ tiếp tục xét về những
thay đổi theo chiều đứng hoặc theo chiều trước-sau.
Xương-Xương hàm trên-Theo chiều đứng
1.Bằng cách dùng headgear kéo cao được đặt vào khí cụ chức
năng, có thể duy trì vị trí theo chiều đứng xương hàm trên hoặc sự di chuyển chỉnh
xương hơi lên trên.
Xương-Xương hàm trên-Chiều trước-sau
1.Di chuyển theo chiều đứng xương hàm dưới cho kết quả làm
tăng chiều cao mặt.
2.Thường cần phải tăng chiều cao mặt để tạo khoảng để điều
chỉnh bộ răng.
3.Nó liên quan đến sự thay đổi hướng xoay do khi tăng trưởng
xương hàm dưới.
Xương-Xương hàm dưới-Chiều trước-sau
1.Tái định vị ra trước của xương hàm dưới luôn luôn là mục
tiêu chính của điều trị khí cụ chức năng
2.Nó có thể đạt được bằng cách tăng chiều dài xương hàm dưới
hoặc bằng cách tái định vị xương, hàm ý sự thay đổi gải phẫu hoặc vị trí của khớp
thái dương hàm
Khung chức năng
1.Thuyết Khung Chức Năng được Moss thiết lập vào thập niên
1960
2.Moss đưa ra lý thuyết rằng tăng trưởng mặt xẩy ra do đáp ứng
với nhu cầu chức năng và qua trung gian mô mềm (khung chức năng) mà các xương
hàm nằm trong đó .
3.Khung chức năng là một phức hợp bao quanh và ảnh hưởng đến
các thành phần xương và răng của các cấu trúc miệng mặt.
4.Nó bao gồm cơ và mô liên kết và cũng như bao gồm các yêu cầu
không gian để hoạt động chức năng
5.Các yêu cầu của khung chức năng không chỉ liên quan đến
các chức năng như nuốt, phát âm và ăn mà còn những chức năng như thở và tư thế.
6.Thay đổi khung chức năng tạo ra các hiệu quả ở trên xương
và bộ răng
7.Hầu hết các khí cụ chức năng có thể cãi thiện hô hấp qua
mũi với môi tiếp xúc có tư thế thư giãn và cũng thay đổi kiểu và thói quen
không mong muốn của lưỡi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét