Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Hoàn tất và chỉnh chi tiết

Mức độ hoàn tất và chỉnh chi tiết tăng nếu:
  1. Những thay đổi hình dáng và kích thước của răng bệnh nhân so với các số đo trung bình.
  2. Sự không chính xác và nhược điểm trong thiết kế khí cụ.
  3. Dùng mức độ lực "mạnh hơn" thiết kế khí cụ được chọn.
  4. Đặt khí cụ không chính xác.
  5. Không cho đủ thời gian để hệ thống mắc cài tự thể hiện.
1.Chỉnh và chỉnh quá mức tương quan xương hàm theo chiều trước-sau


Những xem xét về sự chỉnh xương và răng theo chiều trước-sau
- Độ tip và torque được xây dựng trong mắc cài răng trước của những khí cụ này tạo ra một yêu cầu neo chặn lớn hơn.
- Chỉnh quá mức ca Hạng II là thách thức lớn nhất.
- Nhiều ca Hạng II sẽ thể hiện tái phát độ cắn chìa và sâu khớp cắn.

2.Thiết lập độ tip đúng của răng trước hàm trên và hàm dưới
- Độ tip được xây dựng trong mặt của mắc cài tiền chỉnh loại bỏ nhu cầu bẻ dây trình tự 2 vào phân đoạn răng trước, làm cho điều trị hiệu quả hơn nhiều.
- Bẻ dây sẽ xảy ra chỉ trong hai tình huống:       i.Khi mắc cài được đặt không chính
       ii.Khi các răng trước có hình dáng không bình thường, như răng cửa bên hình chêm.
Sự khác biệt đô tip giữa phân đoạn răng trước hàm trên và hàm dưới giúp đạt được sự khít sát các răng cải thiện trong 60% nhóm bệnh nhân có thân răng trước hàm trên không chiếm đủ khoảng so với thân răng trước hàm dưới.
3.Thiết lập độ torque đúng ở răng trước hàm trên và hàm dưới 

- Nhu cầu torque răng trước của bệnh nhân thay đổi rất rộng đến mức không có tập hợp các giá trị độ torque mắc cài đơn lẻ nào có thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả mọi trường hợp
- Thường cần phải điều chỉnh torque ở phân đoạn răng trước hàm trên và hàm dưới.
Khí cụ tiền chỉnh không hiệu quả trong việc kiểm soát torque do phân đoạn nhỏ của dây thép hình chữ nhật và cũng do "độ rơ" của mắc cài. Thường cần phải bổ sung thêm những sự bẻ torque và dây cung thép hình chữ nhật ở vùng răng cửa.

4.Điều phối chiều rộng cung và hình dáng cung
- Điều phối cẩn thận các dây cung có thể ngăn không cho cắn chéo không mong muốn phát sinh
- Chiều rộng cung có thể được bù trừ bằng cách thu hẹp hoặc nới rộng 
- Hầu hết bất hài hòa chiều rộng cung sẽ được chỉnh khi dây cung hình chữ nhật được dùng- Một số ca bất đối xứng có hình dáng cung phía trước bị biến dạng
- Để giúp chỉnh bất đối xứng trong giai đoạn hoàn tất, thu chéo có thể được dùng ở vùng răng nanh, với dây cung được nghiêng theo hướng ngước với hướng bất đối xứng. 
5.Thiết lập Torque thân răng phía sau
- Torque thân răng phía sau đúng là thiết yếu để ngăn không cho cản trở phía sau phát sinh và cho phép an tọa các múi chịu
- Torque được xây dựng vào mắc cài răng sau thường loại lại bỏ nhu cầu bẻ dây
- Có khuynh hướng múi trong hàm trên nằm dưới mặt phẳng nhai, đòi hỏi phải có torque chân răng về phía má cho răng sau trong dây cung hoan tất hình chữ nhật
- Ở cung hàm dưới, răng cối lớn 1 và 2 đôi khi thể hiện sự nghiêng vào trong không mong muốn, đòi hỏi phải bổ sung thêm torque thân răng về phía má.
 Loại torque cần phải được đặt vào để điều chỉnh Torque chân răng cối trong giai đoạn hoàn tất 
Trong khi chỉnh torque, răng sau hàm dưới di chuyển về phí lưới ra khỏi phiến xương vỏ, và thân răng di chuyển nhẹ về phía má, nếu hình dạng cung được duy trì so với xương nền của xương hàm.
Điều quan trọng là phải có xương hàm trên đủ để torque chân răng về phía má đúng ở răng cối hàm trên.
6.Thiết lập tương quan bờ bên và tiếp điểm
       - Tương quan gờ bến đúng  ở giai đoạn hoàn tất chủ yếu tùy thuộc vào độ cao của mắc cài
     -  Mắc cài có thể định vị về phìa rìa cắn hay về phía mặt nhai trên răng lớn tương đối nhiều hơn so với trên răng nhỏ, điều mà có thể gây ra lỗi về torque hay lỗi trong-ngoài
    - Bẻ dây trình tự 1, 2 và 3 đặt vào dây cung có thể bù trừ cho những biến đổi về vị trí mắc cài này
   -  Độ cao mắc cài không đúng trở nên thấy rõ sớm tương tự giai đoạn điều trị làm phẳng và làm thẳng hàng. Chúng ta thấy định vị lại mắc cài càng sớm càng hiệu quả, để cho không lãng phí thời gian bẻ bậc vào dây cung hoặc định vị lại mắc cài trong giai đoạn hoàn tất
    -   Dây tròn 0.14inch có thể được dùng để bẻ bậc bất kỳ mắc cài nào được định vị sai vị trí, và lần hẹn kế tiếp những mắc cài này có thể được định vị bằng dây cung cứng hơn mà hầu như không tốn thời gian điêu trị

7.Chỉnh lệch đường giữa
       Hầu hết những lệch đường giữa nhỏ từ 3mm trở xuống có thể được chỉnh dễ dàng bằng dây chữ nhật trong giai đoạn hoàn tất
i.                    Thun Hạng II đơn ở một bên và thun Hạng II đôi ở bên kia cho những ca có thành phần Hạng II hai bên
ii.                  Thun Hạng II đơn chỉ ở một bên, khi độ chìa gây ra tương quan Hạng II nhẹ ở phía đó và phía bên kia ở vị trí Hạng I
iii.                Thun Hạng III ở một bên và thun Hạng II ở bên kia cho những ca có tương quan răng tương ứng
iv.                Thung Hạng III đơn chỉ chỉ ở một bên, khi bên đó ở vị trí Hạng III và bên kia có tương quan răng Hạng I
v.                  Thun chéo phía trước khi sự lệch xảy ra chủ yến ở phân đoạn trước
vi.                Thun bất đối xứng nên được dùng trong thời gian tối thiểu và chỉ dùng với dây cung hình chữ nhật

      Dây cung nên được cột tieback trong khi thun được đeo để cho dây cung không trượt quanh cung răng, gây ra sự mở khoảng và biến dạng cung răng không mong muốn.









8. Thiết lập lồng múi các răng
9.Kiểm tra các mục tiêu đo sọ
10. Kiểm tra tính song song của chân răng
11. Duy trì sự đóng tất cả các khoảng
12. Kiểm tra loan năng khớp thái dương hàm
13. Kiểm tra sự di chuyển chức năng
15. Xác định tất cả các thói quen được chỉnh sửa
16. Chỉnh sự xoay và chỉnh quá mức khi cần
17. Thiết lập một mặt nhai tương đối phẳng
8.Thiết lập lồng múi các răng
Khi dây hình chữ nhật được đặt trong một thời gian lâu, các răng thường không thể an định vào vị trí hoàn tất lý tưởng
Dùng dây cung .014” và một phân đoạn dây cung hàm trên .014” từ  răng cửa bên đến răng cửa bên đi kèm với thun tam giác theo chiều đứng
Nếu các răng đã khớp đúng sau hai đến bốn tuần, thì bệnh nhân có thể được lên lịch để tháo mắc cài
Nếu các răng chưa được định vị đúng, bệnh nhân có thể trở về dây cứng để hoàn tất thêm
Cũng có thể cần phải định vị lại mắc cài ở thời điểm này
Khí cụ duy trì sẽ khít tốt hơn sau khi an định khớp cắn so với nếu như chúng được gắn liền theo sau dây cung hình chữ nhật.
      
9.Kiểm tra các mục tiêu so đọ
Chụp phim đo sọ cuối cùng ba đến bốn tháng trước khi tháo mắc cài
Nếu phim đo sọ được chụp trước khi tháo, vẫn còn phải chỉnh nhỏ vị trí răng
Các yếu tố quan trọng cần phải đánh giá bao gồm:
i.      Vị trí trước – sau của răng cửa
ii.     Góc độ răng cửa
iii.    Sự thay đổi mặt phẳng nhai
iv.    Độ phát triển chiều đứng đã xảy ra hoặc đã được giới hạn
v.     Thành công của sự chỉnh các phần theo chiều trước – sau và các thành phần xương của ca.
      
10.Kiểm tra tính song song của chân răng

Độ tip được xây dựng trong mắc cài tiền chỉnh thường tạo ra sự song song chân răng đúng
Phim toàn cảnh nên được chụp trước khi tháo mắc cài để đánh giá tính song song
Nếu góc độ thân – chân vượt khỏi tiêu chuẩn bình thường, định vị lại mắc cài hoặc bẻ dây cung có thể được cần thiết để thay đổi vị trí chân răng.
       
11.Duy trì sự đóng tất cả các khoảng
Điều quan trọng là phải duy trì sự đóng tất cả các khoảng, đặc biệt trong những ca nhổ răng bằng cách dùng tieback thụ động trong gia đoạn hoàn tất
Khoảng thường mở ra trong giai đoạn hoàn tất và phải được đóng lại
Cũng rất có lợi nên dùng laceback từ răng cối đến răng nanh cho đến khi dây chữ nhật được tiếp tục.

12.Đánh giá thẩm mỹ mặt và nét nhìn nghiêng mặt
Đánh giá thẩm mỹ là một quan trọng liên tục trong tất cả một giai đoạn điều trị chỉnh nha
Dự đoán mục tiêu thẩm mỹ nên được làm như là một phần của điều trị
Thẩm mỹ mặt và nét nhìn nghiêng sau đó có thể được theo dõi trê lâm sàng, cũng như bằng phim đo sọ.    

13.Kiểm tra loạn năng khớp TDH chẳng hạn như tiếp kêu lụp cụp và khóa hàm
Ghi nhận bất kỳ bằng chứng nào của loạn năng khớp TDH trước điều trị, và thông báo cho bệnh nhân rằng có những triệu chứng đó
i. Theo dõi bệnh nhân về các triệu chứng loạn năng khớp TDH trong điều trị
ii. Theo dõi bệnh nhân về các triệu chứng loạn năng khớp TDH trong duy trì
  
14.Kiểm tra sự di chuyển chức năng
Trước khi tháo mắc cài, bệnh nhân nê được kiểm tra xem có cản trở trong vậ động ra trước và vận động sang bên
Điều quan trọng là tám răng trước nhất của hàm dưới phải tiếp xúc với sáu răng trước nhất của hàm trên trong vận động ra trước
Trong vận động sang bên, bệnh nhân nên có hướng dẫn răng nanh với sự tiếp xúc răng trước nhẹ và nhả khớp răng sau ở cả bên làm việc và bên thăng bằng
Răng cối lớn thứ hai thường được gắn khâu để phòng cản trở ở vùng quan trọng này trong vận động sang bên.
     
15.Xác định tất cả các thói quen đã được chỉnh chưa
Những thói quen như đẩy lưỡi thường được chỉnh trước giai đoạn hoàn tất của điều trị
Bệnh nhân có thói quen trầm trọng nên được chuyển điều trị cơ chức năng sớm trong quan trọng hoặc thậm chí trước điều trị
      
16.Chỉnh sự xoay và chỉnh quá mức khi cần
Hầu hết mọi sự xoay sẽ được loại bỏ trước giai đoạn hoàn tất
 Bất kỳ sự  xoay còn lại nào đều có thể được chỉnh trong giai đoạn hoàn tất  bằng một trong ba phương pháp  sau:
i. Chêm xoay cao su dưới dây chữ nhật
ii. Thun mặt lưỡi – chúng tôi thấy đây là phương pháp hiệu quả nhất
iii. Chỉnh quá mức
Cắt sợi sau đó có thể được lên lịch ngay trước khi tháo mắc cài hoặc sau khi mô đã có thời gian lành thương một khi khí cụ đã được tháo ra.

17.Thiết lập một mặt phẳng nhai tương đối phẳng
Nếu mặt phẳng nhai chưa được phẳng trước khi hoàn tất và chỉnh chi tiết, dây cung sẽ không trượt dễ dàng qua khe mắc cài trong giai đoạn đóng khoảng bằng cơ học trượt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét