Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Sự phát triển của khớp cắn

Sự phát triển của khớp cắn qua ba giai đoạn phát triển:
                1.Giai đoạn bộ răng sữa.
                2.Giai đoạn bộ răng hỗn hợp.
                3.Giai đoạn bộ răng hỗn hợp muộn.

Giai đoạn bộ răng sữa:
* Đặc điểm của bộ răng sữa:
1.Tuổi:  6 tháng tuổi đến 6 tuổi.
2.Cung răng – hình trứng.
3.Khoảng linh trưởng – Khoảng giữa răng cửa bên và răng nanh hàm trên & giữa răng nanh và răng cối sữa thứ nhất hàm dưới.
4.Khoảng ở vùng răng cối có khuynh hướng đóng lại đặc biệt khi răng 6 mọc.
5.Bộ răng sữa không có khoảng – dấu hiệu cảnh báo sớm và đề nghị nhu cầu theo dõi trong quá trình phát triển.
6.Tương quan liên hàm -  Mặt phẳng tận cùng phẳng, tương quan các bậc phía gần và tương quan có bậc phí xa.
Tương quan liên hàm theo Baume (thập niên 1950)
Mặt phẳng tận cùng phẳng (76%) – thường xảy ra nhất, có thể hướng dẫn răng cối lớn thành Hạng I bình thường hoặc Hạng II bất thường.
Bậc phía gần (14%) – rất có khả năng hướng dẫn răng cối lớn vĩnh viễn thành Hạng I nhưng có một tỷ lệ nhỏ thành Hạng II chi I.
Bậc phía xa (10%) – Hạng II bất thường.
7.Tương quan phân đoạn răng sau được đánh giá chính xác hơn ở răng nanh so với ở răng cối.
8.Giảm độ cắn phủ cùng với sự phát triển liên tục và sự mòn răng.
9.Răng cửa sữa thì cũng thẳng đứng hơn.
10. Khoảng nợ răng cửa.

Bộ răng hỗn hợp
Đặc điểm của bộ răng hỗn hợp:
1.Tuổi 5,5 đến 12.
2.Bắt đầu từ lúc mọc răng cối lớn vĩnh viễn.
3.Các khoảng hở phía sau có khuynh hướng đóng lại khi răng 6 mọc.
4.Lộn xộn nhẹ các răng cửa dưới – Khoảng nợ răng cửa.
5.Khoảng leeway – 1,7 mm đến 2,5 mm.
- Theo Black (1902) trong “ giải phẫu mô tả của răng người” bốn răng cửa vĩnh viễn hàm trên trung bình lớn hơn các răng cửa sữa 7,5 mm
- Bốn răng cửa vĩnh viễn hàm dưới lớn hơn các răng cửa sữa 6 mm.
- Sự khác biệt và kích thước này được gọi là “ khoản nợ răng cửa”
- Khoảng hiện có ở cung răng sữa không đủ để chứa đựng tất cả các răng vĩnh viễn nằm trước răng cối lớn thứ nhất. Ngay cả tổng chiều rộng gần – xa của C + D + E hơi lớn hơn tổng của các răng 3 + 4 + 5 nằm bên dưới, sự thiếu khoảng ở vùng răng trước của hệ răng sữa thì ít hơn rất nhiều so với khoảng cần có để được sự thẳng hàng đúng của các răng cửa vĩnh viễn khi chúng mọc và dẫn đến sự thiếu khoảng toàn bộ ở giai đoạn đầu của bộ răng sữa.

Các yếu tố khắc phụ khoản nợ răng cửa
1.Tăng khoảng cách giữa các răng nanh
Trong quá trình mọc răng vĩnh viễn, có sự tăng ở các kích thước theo chiều trước – sau và chiều ngang của phân đoạn cung răng phía trước
Sự gia tăng chính là do tăng khoảng cách giữa hai răng nanh
2. Thưa kẽ giữa các răng
Thưa kẽ ở các răng cửa sữa
Khoảng linh trưởng ở cung hàm trên (phía gần răng nanh sữa).
3.Răng cửa mọc về phía môi
Răng cửa sữa đứng thẳng  răng cửa vĩnh viễn nghiêng về phía môi nhiều hơn đặt chúng vào một cung răng rộng hơn.
Một bệnh nhân điển hình có khoảng nợ răng cửa hàm trên 7,5 mm và được khắc phục bởi
                Thưa kẽ răng giữa các răng ở các răng cửa sữa.
                Tăng trưởng giữa hai răng nanh (3 mm).
                Vị trí và độ nghiêng ra trước của các răng cửa vĩnh viễn (4 mm).
Khoảng nợ răng cửa hàm dưới vào khoảng 6 mm và được khắc phục bởi
- Thưa kẽ giữa các răng ở các răng cửa sữa
- Tăng trưởng giữa hai răng nanh (3 mm)
- Vị trí ra phía môi nhiều hơn của các răng cửa dưới (2 mm).
Giai đoạn cuối bộ răng hỗn hợp
- Giai đoạn đầu của các răng vĩnh viễn thay thế răng sữa
- Giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển bộ răng vĩnh viễn
- trình tự mọc răng được mong muốn trên 4357/dưới 3457
- Sử dụng khoảng leeway
- Tầm quan trọng của khoảng E.
Khoảng Leeway
Khoảng leeway là răng cối sữa lớn hơn răng cối nhỏ vĩnh viễn thay thế chúng, khoảng dư thừa này được gọi là khoảng leeway.
- Hàm trên: 1,5mm
- Hàm dưới: 2,5mm
Nếu khoảng leeway không đủ và không có sự tăng trưởng ra trước khác biệt, sự thay đổi sẽ được thể hiện bằng đường màu đỏ.

- Trình tự mọc răng có thể thay đổi đáng kể và vẫn đưa đến khớp cắn hạng I
Trình tự mọc răng không quan trọng nếu các răng 6 ở tương quan hạng I.
Trình tự mọc răng:
1. Theo Nanda 1960
* Hàm trên: 6 - 1 - 2 - 4 - 3 - 5 - 7
* Hàm dưới: 1- 6 - 2 -  3 - 4 - 5 - 7
2. Theo Lo và Moyers 1953
* Hàm trên: 6 - 1 - 2 - 4 - 3 - 5 - 7 
* Hàm dưới: 6 - 1 - 2 - 3 -4 - 5 - 7
Hướng dẫn chung cho thời điểm mọc răng vĩnh viễn:
Răng
U1
U2
U3
U4
U5
U6
U7
U8
Tuổi
 7-8
 8-9
 11 - 12
 10 - 11
 10 - 12
 5,5 - 7
 12 - 13
 17 - 25









Răng
L1
L2
L3
L4
L5
L6
L7
L8
Tuổi
 6 -7
 7 - 8
 9 -11
 10 - 12
 11 -12
 5,5 - 7
 11 - 13
 17 - 25


               




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét