Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Khám trong miệng


Khám trong miệng
Phân tích miệng -hầu
*Khám răng
*Khám khoan miệng
Khám răng
·        Vệ sinh răng miệng, tình trạng nha chu
·        Sâu răng, tình trạng dễ bị sâu răng
·        Số lượng răng hiện diện – răng thiếu và răng thừa
·        Dị dạng răng
·        Răng chết tủy
·        Phục hồi lớn
·        Diện mòn
·        Đổi màu, răng gẫy
·        Bất thường khớp cắn-tương quan răng cối, răng nanh
·        Lệch đường giữa
Khám khoan miệng
·        Thắng môi hàm trên, thắng môi hàm dưới, thắng má-liên quan đến khe hở và tụt nướu
·        Thủ thuật tạo hình hành lang  (làm sâu hành lang)
·        Loại nướu (dầy-xơ, mỏng-yếu), viêm nướu,
·        Niêm mạc miệng – loét
·        Kích thước lưỡi, thắng lưỡi – chứng to lưỡi liên quan đến sai khớp cắn Hạng III
Phân tích chức năng
·        Vị trí nghỉ tư thế và lồng múi tối đa
·        Khớp thái dương hàm
·        Loạn năng miệng mặt
Khám loạn năng miệng mặt
·        Nuốt
·        Lưỡi
·        Phát âm
·        Môi
·        Thở
Nuốt
·        Nuốt bình thường diễn ra không có sự co các cơ biểu lộ mặt
·        Răng tiếp xúc tạm thời và lưỡi vẫn nằm trong miệng
·        Bất thường khi nuốt bị gay ra do tật đẩy lưỡi. Đẩy lưỡi có thể xảy ra ở vùng răng trước (liên quan đến cắn hở răng trước) hoặc vùng răng sau (liên quan đến cắn hở phía bên hoặc khớp cắn sâu)
·        Trong những năm đầu đời, nhũ nhi nuốt theo thể trạng (swallow viscerally), tức là lưỡi nằm trong giữa các răng)
·        Khi bộ răng cửa mọc đủ, nuốt tạng dần dần được thay thế bởi nuốt thân thể (somatic swallowing)
·        Nếu nuốt tạng tồn tại sau bốn tuổi, khi đó nó được xem như là một loạn năng miệng mặt
Đẩy lưỡi
·        Đẩy lưỡi nguyên phát gây ra sai khớp cắn
·        Đẩy lưỡi thứ phát là một hiện tượng thích nghi đối với một lệch lạc xương hoặc răng-xương ổ đang tồn tại trong sự phát triển chiều đứng
·        Nếu ở vùng răng trước, nó có thể gây ra cắn hở
·        Nếu ở vùng răng phía bên, nó có thể gây ra cắn hở phía bên hoặc khớp cắn sâu
·        Trong trường hợp đẩy lưỡi phức tạp, khớp cắn được nâng đỡ chỉ ở vùng răng cối
Cấu hình của khung xương sọ mặt và các loạn năng
·        Kiểu tăng trưởng theo chiều ngang cộng với đẩy lưỡi dẫn đến nhô răng hai hàm
·        Kiểu tăng trưởng theo chiều đứng cộng với đẩy lưỡi, răng cửa dưới thường bị nghiêng trong
Loạn năng môi
·        Môi đủ năng lực – môi hơi co nhẹ khi hệ cơ thư giãn
·        Một không đủ năng lực – một ngắn theo giải phẫu không chạm nhau khi cơ thư giãn. Bít kín môi chỉ đạt được bằng cách co cơ vòng miệng và cơ cằm
·        Môi có tiềm năng khoogn đủ lực – răng cửa hàm trên ngăn sự đóng môi
·        Môi trề - môi phì đại với môi bị dư thừa nhưng trương lực cơ yếu
Thói quen môi và lọa năng
·        Mút môi
·        Đẩy môi
·        Môi yếu
·        Loạn năng má
·        Tăng hoạt cơ cằm
Thói quen môi
·        Trong trường hợp mút má hoặc cắn má, môi mềm chen giữa mặt nhai các răng, thúc đẩy sự hình thành khớp cắn hở phía bên hoặc khớp cắn sâu
Rãnh môi cằm
·        Rãnh môi cằm sâu là đặc trưng của cơ cằm tăng hoạt động
·        Kiểu thói quen của hành vi cơ cản sự phát triển ra trước của mỏm xương ổ phía trước của xương hàm dưới
Thở miệng
·        Đặc điểm cuae người thở miệng
·        Vòm khẩu cái cao
·        “Vị trí mầm răng” cửa trên tồn tại dai dẳng
·        Hẹp cung hàm trên
·        Cắn chéo
·        Vệ sinh răng miệng kém và tăng sản nướu
·        Tần suất cao hơn của khuynh hướng tăng trưởng theo chiều đứng
·        Tăng sinh hạnh nhân hầu (VA)
·        Tỷ lệ phì đại amygdale cao hơn
·        Vẻ ngoài khuôn mặt của những bệnh nhân được đặt tên là “khuôn mặt VA” (“adenoid faces”)
Khám lâm sàng mức độ nghẹt mũi
·        Nghiệm pháp miếng gạc gòn
·        Nghiệm pháp kiếng
·        Quan sát mũi
·        Thở mũi-những thay đổi đang chú ý của hệ cơ quanh lỗ mũi
·        Thở miệng-mũi-cơ cánh mũi bất hoạt
·        Bài tập cơ chức năng cho bệnh nhân có thói quen thở miệng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét