Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

5. Bệnh căn sai khớp cắn

Các nguyên nhân sai khớp cắn
  • Các bất thường di truyền: 35%
  • Các bất thường mắc phải: 5%
  • Vô căn: 60%
I.Các bất thường di truyền
  1. Hệ thần kinh - cơ
  2. Răng
  3. Xương và sụn
  4. Sai khớp cắn do xương
  5. Mô mềm
1.Hệ thần kinh cơ
  • Bất thường về kích thước, vị trí, trương lực và khả năng co cơ
  • Kiểu phối thần kinh cơ của hệ cơ mặt, miệng và lưỡi
2.Răng
- Kích thước răng
  • Răng to
  • Răng nhỏ
- Hình dáng răng
  • Răng dính
  • Răng sinh đôi
  • Răng dung hợp.
Những lệch lạc nặng về hình dáng và kích thước răng là những nguyên nhân phổ biến nhất của sai khớp cắn răng - mặt. Theo quan điểm chỉnh nha, kích thước thật sự của răng thường không liên quan, mà kích thước của răng so với nền xương của chúng mới liên quan đến sai khớp cắn.
- Số lượng răng
  • Thiếu răng :
           + Dolder (1934) - khoảng 3,4% không tính răng 8.
           + Răng thiếu thường gặp nhất - răng cối lớn thứ ba, kế tiếp răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới, răng cửa hàm trên, răng cối nhỏ thứ hai hàm trên, răng cửa giữa hàm dưới và răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên và hàm dưới.
           + Thiếu răng thường xảy ra ở những hội chứng:
                          > Loạn sản ngoại phôi bì
                          > Khe hở môi, xương hàm và hàm ếch
                          > Hội chứng Down
  • Dư răng
          + Thường xảy ra ở hàm trên, đặc biệt ở vùng răng trước và răng cối.
          + Thường xảy ra ở bệnh nhân bị khe hở môi và hàm ếch xung quanh vùng khe hở và ở chứng loạn sản xương đòn sọ.
- Khoáng hóa răng
  • Sinh men bất toàn - Loạn sản men - thiểu sản hoặc vô sản
  • Sinh ngà bất toàn - Khiến khuyết di truyền khác với những rối loạn ngoại sinh ở chỗ:
                 > Một dị dạng di truyền hiện diện ở cả bộ răng sữa và vĩnh viễn
                 > Nó khu trú hoặc ở men răng hoặc ở ngà răng
                 > Những khiếm khuyết di truyền cấu trúc răng được sắp xếp hoặc là không đều đặn hoặc ở dạng gờ và rãnh dọc.
- Đường mọc răng và vị trí nguyên phát của mầm răng
                > Răng mọc kẹt
                > Chuyển vị trí răng
- Trình tự mọc
  • Theo Nanda (1960)
                > Hàm trên -6-1-2-4-3-5-7
                > Hàm dưới -1-6-2-3-4-5-7
  • Theo Lo và Moyers (1953)
               > Hàm trên -6-1-2-4-3-5-7
               > Hàm dưới -6-1-2-3-4-5-7
 3.Xương
  • Kích thước xương - Chứng hàm nhỏ (thiểu sản xương hàm dưới - Hạng II nặng hoặc thiểu sản xương hàm trên - bệnh (Crouzon), chứng hàm to.
  • hình dạng của xương và nền xương hàm - bất đối xứng.
  • vị trí xương - lùi hàm hoặc nhô hàm
  • Số lượng xương hiện diện.
4.Sai khớp cắn do xương di truyền
  • Hạng II Chi 2
  • Nhô xương hàm dưới
  • Nhô hai hàm.
  • Cắn hở do xương.
  • Lùi xương hàm dưới.
Theo hiểu biết hiện nay, những sai khớp cắn do xương sau đây là di truyền
  • Hạng II Chi 2
  • Nhô xương hàm dưới
  • Nhô hai hàm.
  • Cắn hở do xương.
  • Lùi xương hàm dưới.
5.Mô mềm - chỉ ảnh hưởng nhẹ lên sai khớp cắn
  • Khe hở mặt
  • Miệng nhỏ
  • Bất thường về nắng
  • Tật dính lưỡi.
II.Các bất thường mắc phải
  1. Hư hỏng trong quá trình phát triển phôi
  2. Chấn thương
  3. Các yếu tố vật lý
  4. Mất sớm răng sữa
  5. Thở
  6. Thói quen xấu
  7. Những bệnh khác.
1.Hư hỏng phát triển trong giai đoạn phôi
  • Bất thường bẩm sinh 
  • Liên quan với những bất thường sọ - mặt, ví dụ: phát triển sai cung mang thứ nhất và thứ hai, hàm nhỏ, thiếu răng và không răng.
Các nguyên nhân hư hỏng phát triển có thể là :
  • Các bệnh ở phôi gây ra do bệnh nhiễm virus ở mẹ, ví dụ: sởi, nhiễm toxoplasma.
  • Bức xạ ion hóa
  • Hiệu quả của nhiễm độc (thuốc)
2.Chấn thương
  • Chấn thương trước sinh gây ra thiểu sản xương hàm dưới
  • Chấn thương lúc sinh, ví dụ: đỡ sinh dùng forceps trước đây gây ra hư hỏng khớp thái dương hàm và đôi khi phát triển thành cứng khớp thái dương hàm.
  • Chấn thương sau sinh trauma.
Chấn thương sau sinh - tai nạn liên quan đến bộ răng:
  • Chấn thương trước khi mọc răng sữa - chấn thương vào xương hàm chưa mọc răng ở nhũ nhi dẫn đến răng bị tồn lưu, răng di lệch và dị dạng chân răng sữa.
  • Chấn thương bộ răng sữa.
  • Chấn thương lún răng sữa phía trước sau 4 tuổi thường gây hại cho mầm răng vĩnh. Tùy theo giai đoạn phát triển của mầm răng vĩnh viễn, hướng và mức độ nặng của sự lún, nó có thể gây ra hư hỏng thân răng, cản trở sự hình thành chân răng, di lệch hoặc làm chậm sự mọc răng.
  • Chấn thương răng vĩnh viễn sau khi mọc răng.
3.Yếu tố vật lý
  • Phương pháp cho ăn
  • Độ đặc của thức ăn.
  • Mất sớm răng sữa
  • Thở.
Phương pháp cho ăn
  • Ưu điểm chính của cho con bú mẹ là phải hoạt động và kéo căng cơ hàm nhiều hơn để ép sữa ra khỏi vú mẹ.
  • Tải lực chức năng cao hơn trong mấy tháng đầu của sự nâng lên giúp di chuyển xương hàm dưới ra trước và bù trừ tương quan trước - sau bị lùi sinh lý tồn tại từ lúc sinh.
Độ đặc của thức ăn
Trẻ có thể nhai khi răng cối sữa mọc. Điều quan trọng là trẻ nên được cho ăn thức ăn cứng từ thời điểm đó. Nếu trẻ được tiếp tục cho ăn thức ăn mềm, trẽ sẽ trở thành "người nhai cơ thái dương" nghĩa là trẻ chỉ thực hiện cữ động bập bập thay vì phải là " người nhai cơ cắn" là người tiến hành những chu kỳ nghiền thức ăn hoàn chỉnh trong khi nhai.
4.Mất sớm răng sữa
  • Giảm tiền năng nhai sau khi mất sớm răng sữa.
  • Dẫn đến tải lực chức năng không đủ
  • Cản trở sự phát triển của xương hàm theo mặt phẳng trước - sau, ngang và đứng
  • Thuật ngữ "sớm" áp dụng cho bất kỳ sự mất răng sữa nào xảy ra hơn 6 tháng so với thời gian dự kiến mọc của mầm răng vĩnh viễn bên.
5.Thở
  • Rối loạn mạn tính trong thở bằng mũi tức là thở miệng bằng thói quen chủ yếu liên quan đến cản trở tăng trưởng hàm trên. Sự phát triển sai lệch này của xương hàm trên làm cho xương hàm bị hẹp có vòm khẩu cái cao và chen chúc răng cũng như lùi hoặc nhô hàm dưới.
6.Thói quen xấu
  • Chức năng hệ thống miệng - mặt bị cản trở là nguyên nhân phổ biến nhất của các rối loạn mắc phải.
  • Tương quan giữa loạn năng miệng - mặt và sai khớp cắn được xác định bởi ba yếu tố chính yếu: cường độ, thời gian và loại thói quen mút
                  > Mút núm vú giả 
                  > Mút ngón cái
                  > Mút ngón tay thường 
                  > Đẩy lưỡi
                  > Mút và cắn môi
                  > Mút má
                  > Cắn móng tay hoặc nhai bút chì.
Đẩy lưỡi là nguyên nhân nguyên phát của sai khớp cắn hoặc có thể là yếu tố thứ phát, mang tính thích nghi với cắn hở do xương.
Nuốt tạng (nuốt nhũ nhi) có bệnh căn liên quan theo thời gian đối với đẩy lưỡi. Kiểu nuốt này là sinh lý bình thường cho đến 4 tuổi.
7.Những bệnh khác
Bệnh toàn thân
  • Rối loạn nội tiết - cản trở sự gia tăng chiều dài xương hàm, rối loạn mọc răng, giảm kích thước răng.
  • Lệch lạc nhiễm sắc thể - hội chứng Franceschetti, loạn sản xương đòn sọ, trisomy 21, loạn sản ngoại phôi bì, sinh men và sinh ngà bất toàn và những loại khe hở môi - hàm - khẩu cái nhất định.
Bệnh khu trú
  • Bệnh mũi - hầu và cản trở thở mũi
  • Bệnh nhiễm trùng tai giữa ở trẻ nhũ nhi làm hư hãi khớp thái dương hàm
  • Bệnh nướu và nha chu có thể xảy ra ở bộ răng hỗn hợp
  • Sâu răng và nhổ răng sớm
  • Các tình trạng bệnh lý hiếm (u và nang).





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét