Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Chẩn đoán sai khớp cắn Hạng II

CHẨN ĐOÁN SAI KHỚP CẮN HẠNG II XƯƠNG

Định nghĩa và đặc điểm sai khớp cắn Hạng II xương
Sai khớp cắn Hạng II theo phân loại của Angle được dựa trên vị trí phía gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên so với răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới và chiếm đa số sai khớp cắn đến yêu cầu điều trị.
Angle đã xem răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn là “ chìa khóa của khớp cắn”. Tuy nhiên, vị trí của răng này không thể đại diện cho phần còn lại của bộ răng và nền xương.
Cần phải khám lâm sàng khẳng định bằng phân tích đo sọ trong chẩn đoán những khu vực  thể hiện sự bất hài hòa và những khu vực cần chỉnh sửa.
Tương quan theo chiều trước-sau có thể được đánh giá hoặc là nhô răng và/hoặc nhô xương hàm trên hoặc là lùi răng hoặc lùi xương hàm dưới. Cả hai loại bất hài hòa này đều tạo ra một nét nhìn nghiêng lồi. Bất hài hòa theo chiều trước-sau càng nhiều, độ cắn chìa càng lớn và khuynh hướng bị kẹp môi dưới càng lớn. Hoạt động cơ như vậy có thể làm nghiêng trong các răng cửa dưới trong khi các răng cửa trên bị nghiêng ngoài. Bệnh căn chính xác của bất hài hòa hàm trên-hàm dưới chỉ có thể được xác định chắc chắn bằng phân tích phim sọ nghiêng.

Các chỉ số đo sọ được dùng để chẩn đoán sai khớp cắn Hạng II
1.Vị trí xương hàm trên
SNA: Chuẩn Steiner là 82 ± 2 độ
Điểm A đến Nasion vuông góc (0 đến 1mm): Xương hàm trên nên nên ở trên hoặc trong phạm vi 2mm về phía trước đường Nasion vuông góc.
2.Vị trí răng hàm trên
Răng cửa trên so với đường A-Po: Khoảng cách từ điểm trước nhất của răng cửa trên đến đường được vẽ từ điểm A đến Pogonion và nó nên là 3 ±  2mm.
Răng cửa trên đến đường Nasion vuông góc: 4mm
Răng cửa trên đến mặt phẳng SN: 103 ± 1 độ.
Răng cửa trên đến mặt phẳng khẩu cái: 110 độ.

3.Vị trí răng hàm dưới
Răng cửa dưới đến A-Po: 1 ± 2mm
Răng cửa dưới đến mặt phẳng hàm dưới: 95 độ.
4.Vị trí xương hàm dưới
Góc mặt: góc được tạo bởi sự giao nhau của một đường được vẽ từ Nasion đến - Pogonion với mặt phẳng ngang Frankfort và là 86 độ vào lúc 9 tuổi.
Pogonion đến Nasion vuông góc (mm):(-1mm đến 0 mm).
SNB: 80 ± 2 độ.
5.Thành phần chiều đứng
Gói trục (mặt) tăng trưởng (Pt-Gn đến BaN): Số đo này được Ricketts phát minh và nó được xác định bằng cách trước tiên dựng một đường thẳng nối Basion đến Nasion. Lệch khỏi 90 độ nếu góc được tạo bởi sự giao nhau của đường này với đường được vẽ qua phần cao nhất-trên nhất của khe chân bướm hàm và Gnathion. Chuẩn là 90 ± 3 độ.
Góc mặt phẳng hàm dưới – Góc của mặt phẳng hàm dưới với mặt phẳng Frankfort: 26 ± 4 độ.
Chiều cao tầng mặt dưới – Được đo từ gai mũi trước đến  menton: 60mm ở trẻ 9 tuổi.
GoGn đến SN (Steiner): 32 độ, mặt phẳng khẩu cái đến mặt phẳng hàm dưới: 28 ± 2MM.
6.Tương quan trước-sau
ANB: 2 ± 1 độ
Wits: (-1 đến 2 ± 2mm)
Nét nhìn nghiêng
Góc mũi môi: 100 ± 10 độ
Môi dưới-đường E: -2 ± 2mm
Sai khớp cắn Hạng II được chia tiếp thành Chi 1 và Chi 2 đựa trên biểu hiện của răng.
Hạng II Chi 1
Các đặc điểm khớp cắn
1.Độ cắn chìa tăng do răng cửa trên nghiêng ra trước hoặc răng cửa dưới nghiêng sau.
2.Răng cửa dưới mọc quá mức
3.Đường cong Spee dốc
4.Xương hàm dưới lùi
5.Cắn sâu
6.Kiểu nuốt thích nghi hoặc thói quen mút tay
7.Các cung răng có thể có khớp cắn hở phía trước
8.Cũng có thể có khớp cắn hở phía trước
9.Mặt dài và hẹp
Tương quan xương
1.Kiểu xương Hạng II
2.Cằm lùi với chiều cao tầng mặt dưới trung bình hoặc giảm
3.Góc mặt phẳng hàm dưới cao
4.Bù trừ răng-xương ổ với các răng cửa dưới nghiêng ngoài
5.Ca Hạng II chi 1 với kiểu xương Hạng 1 thường do yếu tố tại chỗ hoặc thói quen
Tăng trưởng mặt
1.Góc mặt phẳng hàm trên-hàm dưới thấp và chiều cao liên hàm giảm đi cùng với kiểu tăng trưởng theo chiều ngang – tăng trưởng ngược chiều kim đồng hồ thường thuận lợi bởi vì tương quan sẽ có khuynh hướng cải thiện.
2.Góc mặt phẳng hàm trên-hàm dưới co đi cùng với kiểu tăng trưởng theo chiều đứng-tăng trưởng theo chiều kim đồng hồ thường thể hiện khó khăn. Kiểu xương có thể tệ hại hơn nếu điều trị khuyến khích sự xoay xương hàm dưới ra sau thêm nữa do răng cối lớn bị trồi. Trong những trường hợp này, môi trường không đủ năng lực (hở nhiều khi nghỉ) và có thể cải thiện cùng với tuổi tác, vẻ ngoài khuôn mặt rất kém với cằm lùi và có thể không được đều trị bằng cách chĩ kéo lui phân đoạn răng trước hàm trên.
Mô mềm
1.Hệ cơ bất thường-môi trên nhược trương và môi dưới và cơ cằm tăng trương lực.
2.Lưỡi được định vị xuống dưới và đẩy ra trước khi nuốt-kiểu nuốt trẻ em (để tạo nên sự bít kín).
Hạng II chi 2
Các đặc điểm khớp cắn
1.Răng cửa trên và dưới nghiêng nhau
2.Cắn sâu
3.Góc răng cửa trên và dưới với SN và mặt phẳng hàm dưới giảm
4.Góc giữa hai răng cửa tù
5.Răng cửa dưới nằm sau đường Apo
6.Nét nhìn nghiêng mô mềm lõm
7.Góc mặt phẳng hàm dưới phẳng
8.Các răng chen chúc ở cung hàm trên và ít hoặc không chen chúc ở cung hàm dưới
9.Đường cong Spee quá mức
10.Mặt ngắn và rộng
Tương quan xương
1.Nhìn chung Hạng II nhẹ
2.Cằm phát triển tốt
3.Chiều cao tầng mặt dưới phía trước thường nhỏ hơn trung bình
4.Góc mặt phẳng hàm trên và hàm dưới thấp
5.Nền xương hàm trên có thể rộng so với nền xương hàm dưới
Tăng trưởng mặt
1.Hầu hết các ca Hạng II chi 2 đều có tăng trưởng mặt thuận lợi-đó là xương dưới xoay ra trước – tăng trưởng ngược chiều kim đồng hồ
2.Ngay cả trường hợp kiểu xương cải thiện cùng vời tăng trưởng, sai khớp cắn sẽ không đổi bởi vì sự thích nghi răng-xương ổ duy trì tương quan răng cửa đã có từ trước.
Mô mềm
1.Môi gần như luôn luôn có chiều dài đủ để chạm nhau mà không căng
2.Đường môi thì cao so với thân răng cửa trên
3.Đường môi càng cao, răng cửa hàm trên càng nghiêng trong
4.Rãnh môi-cằm phát triển tốt.
Kết luận
Sai khớp cắn Hạng II không phải là một thực thể lâm sàng đơn lẻ, nó có thể do nhiều sự kết hợp các thành phần xương và răng

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ thể hiện nhô xương hàm trên-lùi xương hàm dưới là đặc trưng đơn lẻ phổ biến nhất của mẫu Hạng II.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét