Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Phân tích chức năng

-Vị trí nghỉ tư thế và lồng múi tối đa CO và CR 
- Khớp thá dương hàm TDH
- Loạn năng miệng mặt

Vật liệu trong chỉnh răng

Dây cung chỉnh răng

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Mục tiêu và định thời điểm điều trị sai khớp cắn Hạng II

Mục tiêu và định thời điểm điều trị
Lập kế hoạch điều trị sai khớp cắn Hạng II
Thiết lập mục tiêu điều trị tổng quát
1.Mặt – cải thiện nét nhìn nghiêng mặt bệnh nhân bằng cách kích thích tăng trưởng hàm dưới hoặc giảm độ nhô
2.Xương – chỉnh bất hài hòa xương ở cả chiều trước sau, chiều ngang và/hoặc chiều đứngđể xác lập một tương quan răng nanh Hạng I
3.Răng – khớp cắn Hạng I – ít nhất tương quan răng nanh Hạng I
4.Chức năng – hướng dẫn vận động ngoại tâm đúng dẫn đến cải thiện răng và khớp thái dương – hàm với sự lồng múi tối đa, thẩm mỹ tối ưu và độ ổn định
5.Thẩm mỹ - vị trí đúng của răng cửa trên với mức độ đúng của nướu trong khi cười, sự đầy đặn của môi và sự khép miệng
6.Sự ổn định – cả điều trị nhổ răng và không nhổ răngđều có thể cho kết quả độ ổn định thay đổi tùy theo độ trầm trọng của tình trạng sai khớp cắn, sự lộn xộn răng lúc ban đầu, độ dài thời gian duy trì, mức độ mà các lực chức năng được thay đổi bởi điều trị và những đặc diểm khác chưa được xác định ờ từng bệnh nhân.
Khám phá các cách điều trị tổng quát
Hạng II răng thường được điều trị hoặc bằng cách Nhổ răng hoặc không nhổ răng. Hạng II xương thường được điều trị hoặc bằng cách Thay đổi tăng trưởng dùng khí cụ chức năng và chuyển Hạng II xương thành Hạng I hoặc điều trị bằng Ngụy trang ( nhổ răng) hoặc Phẫu thuật
Định thời gian điều trị
·         Dưới 10 tuổi – can thiệp trong thời kỳ trước dậy thì mục tiêu hạn chế bao gồm chỉnh Hạng II răng cối, cải thiện tương quan độ cắn chìa/ độ cắn phủ và làm thẳng hàm răng cửa, chỉnh cắn chéo phía trước và phía sau, chỉnh thói quen và giữ khoảng.
·         10 đến 12 tuổi – Điều trị sớm Hạng II như là giai đoạn 1 ở điều trị toàn diện (chỉnh xương – dùng headgear và/hoặc khí cụ chức năng để thay đổi Hạng II xương thành Hạng I xương trong điều trị giai đoạn 1 điều trị sai khớp cắn Hạng I bằng khí cụ cố định trong điều trị giai đoạn 2)
·         Sau 12 tuổi – điều trị giai đoạn 2 ( chỉnh răng – khí cụ cố định)
Điều trị một giai đoạn so với hai giai đoạn
Ưu điểm của điều trị một giai đoạn
·         Tổng thời gian ít hơn
·         Gánh nặng tài chính ít hơ
·         Yêu cầu hợp tác ít hơn và sự nản lòng của bệnh nhân ít hơn
Ưu điểm của điều trị hai giai đoạn
·         Thay đổi chỉnh xương nhiều hơn và nhu cầu bù trừ răng
·         Yêu cầu về thời điều trị ít hơn đối với khí cụ cố định, vì thế ít tổn hại đến mô, sâu răng, mất khoáng mem răng, viêm tủy và tiêu ngót chân răng
·         Ngăn ngừa chấn thương răng cửa – yếu tố tiền đề gây ra chấn thương
·         Các yêu điểm về tâm lý – xã hội
·         Cải thiện tiên lượng đối với giai đoạn 2 của điều trị - thẩm mỹ mặt tốt hơn, độ ổn định tăng lên, ít nhu cầu đối với nhổ răng vĩnh viễn
Phẩu thuật so với Không phẩu thuật
·         Điều trị phẩu thuật được xem xét khi các mục tiêu điều trị ( mặt, xương, răng,chức năng, thẩm mỹ và ổn định)không thể đạt được điều trị không phẩu thuật
·         Phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng còn lại
·         Mong đợi, thái độ và kinh nghiệm trong quá khứ của bệnh nhân





Duy trì và tái phát


DUY TRÌ
-              Giai đoạn quan trọng nhất của điều trị chỉnh răng
-              Khí cụ thụ động để chống lại tái phát
-              Duy trì tương quan răng và xương, giữ các răng ở vị trí thẩm mỹ và chức năng
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định
             Các yếu tố nha chu
a)            Sợi dây chằng nha chu
b)            Sơi trên xương ổ
             Hình dạng cung
             Vị trí răng cửa dưới
             Khớp cắn
            
             Tăng trưởng
Thời gian duy trì
             24 giờ cho năm thứ nhất và sau đó chỉ đeo ban đêm ít nhất hai năm nữa
Phân loại khí cụ duy trì
* Duy trì Tháo lắp
1.            Hawley
2.            Máng nhiệt dẻo
3.            Wrap around
4.            Positioned
5.            Spring Aligner
* Duy trì Cố định
1.            Dây đa sợi dán bằng nhựa – ngoài thân răng và trong thân răng
2.            Sợi thủy tinh dán bằng nhựa
Phục hình
             Cầu răng xoi mòn bằng acid (cầu răng dán) – Rochette hoặc Maryland
             Các đơn vị nối với nhau hoặc onlay
             Cầu răng truyền thống
Các thủ thuật bổ trợ để dự phòng tái phát
             Cắt sợi chu vi trên mào xương
             Các vị trí nhổ răng – Tạo hình nướu
             Cắt thắng
             Mài kẽ
Duy trì và tái phát
* Các sự thật căn bản về duy trì và tái phát
1.            Răng đã di chuyển có khuynh hướng quay trở về vị trí trước dây của chúng
2.            Loại bỏ nguyên nhân sai khớp cắn sẽ ngăn ngừa tái phát
3.            Sai khớp cắn nên được chỉnh quá mức như là một yếu tố an toàn
4.            Khớp cắn đúng là một yếu tố mạnh mẽ giữ các răng ở vị trí đã được chỉnh đúng
5.            Xương và mô kế cận phải được cho thời gian để tái tổ chức xung quanh các răng mới được định vị
6.            Nếu răng cửa dưới được đặt đứng trục trên xương nền, chúng có nhiều khả năng duy trì tình trạng thẳng  hàng tốt
7.            Chỉnh được tiến hành trong các giai đoạn tăng trưởng ít có khả năng tái phát
8.            Răng được di chuyển càng xa, càng ít có khả năng tái phát
9.            Hình dạng cung, đặc biệt ở cung hàm dưới không thể được thay đổi vĩnh viễn bởi điều trị khí cụ
* Áp dụng lâm sàng
Lập kế hoạch duy trì được chia thành ba loại
1.            Không duy trì
2.            Duy trì giới hạn, về thời gian và sự mang khí cụ
3.            Duy trì vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn
Không yêu cầu duy trì
1.            Cắn chéo răng trước
2.            Nhổ răng tuần tự
3.            Chỉnh đạt được bằng cách làm chậm tăng trưởng xương hàm trên sau khi bệnh nhân đã qua giai đoạn tăng trưởng
4.            Tách các răng để cho phép sự mọc của răng bị mọc ngoài cung
Duy trì giới hạn
1.            Ca không nhổ răng Hạng I với sự trồi và thưa kẽ răng cửa hàm trên
2.            Ca nhổ răng Hạng I và II
3.            Cắn sâu đã được chỉnh
4.            Chỉnh sớm những răng bị xoay
5.            Những ca liên quan đến sự mọc lạc chỗ các răng hoặc sự hiện diện răng thừa
6.            Ca Hạng II chi 2
Duy trì vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn
1.            Những ca có nới rộng là một lựa chọn điều trị, đặc biệt nới rộng khoảng cách giữa hai răng nanh
2.            Những ca có thưa kẽ đáng kể hoặc toàn bộ
3.            Những trường hợp xoay nặng hoặc sai vị trí theo chiều ngoài – trong nặng
4.            Thưa kẽ giữa các răng cửa giữa hàm trên trong những khớp cắn bình thường về các phương tiện khác.

Trợ giúp sợ ổn định và ngừa tái phát
Mục tiêu chung
1.            Sáu chìa khóa của Andrews đối với khớp cắn bình thường
2.            Vị trí lý tưởng của Ricketts cho từng răng và danh sách kiểm tra khớp cắn
Mục tiêu chức năng
1.            Trượt tối thiểu hoặc không có trượt từ tương quan tâm đến căn khít trung tâm
2.            Tiếp xúc đồng điều hai bên không có trượt sang bên và không có di chuyển hàm dưới cưỡng bức
3.            Khớp cắn răng nanh bảo vệ bên làm việc
4.            Không có cản trở bên thăng bằng trong vấn đề sang bên
5.            Nhả khớp răng sau ở vị trí ra trước
Tái phát Hạng III
Những lỗi thường gặp
1.            Thiếu torque răng cửa (cả hàm trên và hàm dưới)
2.            Lệch đường giữa
3.            Xoay răng cối không đủ
4.            Ngưng điều trị quá đột ngột sao khi chỉnh đạt được mong muốn
Khuyến cáo
1.            Kéo dài duy trì
2.            Chỉnh quá mức
3.            Giữ khâu răng cối và duy trì headgear nếu có yêu cầu
Mở lại khoảng nhổ răng
Mở lại khoảng hở các vị trí nhổ răng thường gặp nhất ở
1.            Những ca người lớn
2.            Khi có khe hở nướu (bằng cách thăm dò)
3.            Sau khi nhổ một răng cửa dưới
Những lỗi thường gặp
1.            Tháo khí cụ cố định quá sớm
2.            Nhựa acrylic trong khí cụ duy trì tháo lắp không khít sát tốt với răng kế cận vị trí nhổ răng
3.            Khe hở nướu hoặc gia nướu tăng sản không được tiểu phẫu lấy đi
Khuyến cao
1.            Khí cụ duy trì dán trên tối thiểu hai răng trong ít nhất năm thứ nhất sau khi chấm dứt điều trị, bất cứ khi nào có nghi ngờ khoảng có thể mở ra lại
2.            Thực hiện tiểu phẫu khi có bằng chứng tăng sản nướu, cắt nướu hoặc khe hở nướu khi thăm dò
3.            Bất cứ khi nào cần thiết có được sự khít sát hoàn hảo, them nhựa tự cứng vào khí cụ duy trì tháo lắp để kiểm soát răng tối ưu
Điều trị quá mức
Chỉnh quá mức sai khớp cắn có thể được khuyến cáo cho
1.            Xoay (đặc biệt răng cửa)
2.            Cắn sâu
3.            Cắn hở
4.            Chỉnh Hạng II
5.            Cắn chéo
6.            Lệch đường giữa
Không được khuyến cáo cho
Vị trí trục tại chỗ nhổ răng. Những răng như vậy có thể không thể hiện khuynh hướng tái phát, và sau đó sẽ duy trì độ nghiêng không đúng
Những thay đổi theo tuổi sau dậy thì  “bình thường” ở khớp cắn được điều trị và không điều trị .


Chỉnh răng thẩm mỹ trong hoàn tất

THẨM MỸ TRONG HOÀN TẤT

1. Tái cấu trúc các răng bằng cách mài

* Chỉ định
Khi răng nanh trên được dùng để thay thế cho răng cửa bên
“Ngụy trang” sự xoay ít nhiều của các răng trong những trường hợp chen chúc do tái phát sau điều trị, hoặc khi điều trị chỉnh nha bị từ chối
Loại bỏ khoảng hở “tam giác” giữa các răng
Mài đi những sang thương sâu răng nhỏ sau khi tháo khâu/mắc cài
Mài thăng bằng mức độ rộng các răng cối ở trong một số trường hợp khớp cắn hở do xương
Tạo lại đường viền các rìa cắn
Những trường hợp khác do những biến đổi cá nhân không mong muốn của kích thước và hình dáng răng
Nguy cơ
Phát triển nên sự nhạy cảm tăng lên của các răng
Phản ứng tủy và ngà
Đổi màu, do lưu giữ vết đính và nhiễm màu, do bộc lộ ngà răng
Sâu răng
Những khuyến cáo lâm sàng
Dùng sự làm mát bằng nước dồi dào (syringe 3 chiều và máy hút) và mài cẩn thận với dụng cụ kim loại
Sửa soạn các bề mặt trơn láng và tự làm sạch
Đối với răng trẻ có tủy răng rộng, có thể mài trong nhiều kỳ hẹn cho phép thời gian để sửa chữa
Những lỗi thường gặp trong khi mài
Dùng hệ thống làm mát không đủ
Tạo lại đường viền sau khi tháo khí cụ cố định
Mài quá nhiều ở mặt ngoài phía nướu.
2.    Thu hẹp men răng gần-xa – Mài kẽ
Ưu điểm
Bất hài hòa kích thước răng
Chen chúc nhẹ (dưới 4mm), mài kẽ có thể loại bỏ nhu cầu cần nhổ răng
Kết quả ổn định hơn được thiết lập bằng cách làm rộng vùng tiếp xúc và loại bỏ những tiếp điểm nhỏ có tiềm năng bị trượt và sau đó làm xoay các răng
Những vùng tụt nướu vùng tiếp cận có thể được cải thiện
Có thể thiết lập tương quan cắn phủ và cắn chìa thuận lợi hơn ở các răng trước trong một số trường hợp, cải thiện chức năng phía trước trong khớp cắn bảo vệ lẫn nhau.
Nguy cơ
Vẻ ngoài thẩm mỹ của răng cửa có thể bị tổn hại do mài kẽ bất cẩn
Không chắc chắn về tiên lượng dài hạn của nha chu khi chân răng bị di chuyển quá gần nhau, làm cho xương viền giữa các răng trở nên vô cùng mỏng
Phát triển sâu răng khi vô tình tạo các bậc.
   Mẹo lâm sàng
Mài kẽ răng ít chen chúc nhất trước tiên
Mài răng khi làm phẳng hàng ban đầu
Dùng dây đồng để bảo vệ nướu
Thu thêm khoảng bằng cách mài những miếng trám amalgam mở rộng quá mức
Có thể mài bao nhiêu
0,5mm ở mỗi tiếp điểm răng
Tỷ lệ Peck và Peck (chiều dài gần-xa chia cho chiều rộng ngoài-trong)
Mức độ men được lấy đi phụ thuộc vào hình thái học thân răng 
Hầu hết men răng có thể được lấy đi ở những răng hình tam giác nhiều hơn ở những răng có bề mặt tiếp cận song song hơn
Tạo đường viền các cạnh cắn
Nữ tính hóa các rìa cắn
Sau khi chỉnh nha các răng có thể có những độ nghiêng trục khác nhau và rìa cắn phải được làm phẳng
Gẫy thân răng nhỏ, hoặc mẻ men răng
Răng có những nụ chưa trưởng thành.
Thời điểm
Trước khi dán mắc cài, để tạo thuận lợi cho việc canh bằng mắt vị trí mắc cài tối ưu
Vào cuối điều trị như là một sự bổ sung thêm vào kết quả hoàn hảo
Tái tạo đường viền gờ bên theo GS.Van Der Linden.
4.   Đắp composite
* Chỉnh định
Đắp thêm composite vào các góc trên răng nanh trên để giống với răng cửa bên
Làm dài thân răng lâm sàng cho các răng bị gẫy thân răng, cứng khớp và cắn hở
Đắp them mặt tiếp cận cho các răng cửa bên nhỏ, răng cửa bên hình chêm, khe hở đường giữa tồn tại lâu ngày
Những trường hợp khác khi muốn tăng chiều rộng một hoặc một số răng
- Sang thương sâu răng có bề mặt phẳng hoặc đổi màu sau khi tháo mắc cài
Những rối loạn phát triển về hình thái mão răng
Răng cửa đổi màu
* Mẹo lâm sàng
Đặt composite lên phía xa hơn là phía gần bất kỳ khi nào có thể khi làm rộng thân răng lâm sàng.


Hết

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

Kiểm soát độ cắn phủ

1. Chỉnh cắn sâu
2. Trồi răng sau
3. Dựng trục răng sau
4. Tăng độ nghiêng răng cửa
5. Lún răng trước
6. Kết hợp những vấn đề trên.
Các yếu tố cần xem xét
i) Kiểu răng và xương theo chiều đứng( góc cao hay thấp)
2i) Kiểu răng và xương theo chiều trước sau
3i) Nét nhìn nghiêng mặt
4i) Chen chúc
5i) Đường cong Spee.

1. Kiểu răng và xương theo chiều đứng
Kiểu răng và xương theo chiều đứng có thể đo bằng góc GoGn - SN: 32 độ)
Trường hợp 1: Nếu ca góc thấp không nhổ răng 
=> Khớp cắn mở ra bằng cách dựng trục và hơi trồi các răng sau
Trường hợp 2: Nếu ca góc thấp có nhổ răng 
=> Khớp cắn rất khó mở, các răng trước di chuyển ra sau có khuynh hướng làm sâu khớp cắn và xem xét không nhổ răng những ca giáp biên
Trường hợp 3 Ca khớp cắn sâu - góc thấp 
=> Dùng mặt phẳng cắn phía trước như là điều trị đầu tiên và cố gắng gắn khâu răng cối lớn thứ 2
Trường hợp 4:Ca khớp cắn sâu - góc thấp
=> Tránh trồi răng sau, dùng lực nhẹ và lún răng trước( dây cung lún) để mở khớp cắn và xem xét nhổ răng. 
Chống chỉ định dùng mặt phẳng cắn và cố gắng không gắn khâu răng cối lớn thứ 2 sớm.
Kiểu răng và xương theo chiều trước sau
Vị trí răng cửa:
- Khi răng cửa lùi và có thể được đưa ra trước, nó có thể mở khớp cắn
- Khi răng cửa nhô và cần được kéo lui, khớp cắn bị sâu
- Vi trí răng cửa lý tưởng được xác định bởi góc răng cửa dưới đến A-Po, góc răng cửa trên đến A-Po, răng cửa dưới đến mặt phẳng hàm dưới, răng cửa trên đến mặt phẳng hàm trên và góc giữa hai răng cửa.
Chen chúc:
- Trừ khi chen chúc rất nặng, xem xét các yếu tố chiều đứng, trước - sau và vị trí răng cửa trước tiên khi xem xét nhổ răng ở ca khớp cắn sâu.
Các phương pháp giảm độ cắn phủ:
Dùng măt phẳng cắn
- Dùng mặt phẳng cắn phía trước hàm trên ở ca cắn sâu góc thấp
- Gắn khâu răng cối thứ 2 hàm dưới
- Làm phẳng đường cong Spee
- Dùng cung lún Niti
- Vị trí mắc cài răng cối nhỏ và khâu răng cối lớn
- Cung tiện ích
- Thun Hạng II
- Headgear

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Nhu cầu chỉnh răng




NHU CẦU ĐIỀU TRỊ
·        Thẩm mỹ
·        Chỉnh cản trở không mong muốn cuaer sự tăng trưởng và phát triển
·        Chặn đứng các lực cân bằng – ví dụ: chỉnh các thói quen xấu
·        Loạn năng thái dương hàm
·        Tiền phục hình
·        Giảm khuynh hướng bị tai nạn – ví dụ: điêu trị sớm độ cắn chìa quá mức
·        Dự phòng nha chu và sâu răng
·        Cải thiện sự tự tin và tự trọng
·        Tạo ra đủ khoảng cho các răng chưa mọc hoặc răng mọc lạc chỗ
·        Dự phòng những bệnh khác, ví dụ: đường hở, khô miệng do thở miệng
·        Cải thiện chức năng nhai
·        Cải thiện phát âm
Tác dụng phụ của điều trị chỉnh nha
·        Tiêu ngót chân răng
·        Mất nâng đỡ mô nha chu
·        Mất khoáng
·        Phá hủy mô mềm
·        Loạn năng thái dương hàm
·        Chết tủy
·        Những tác dụng phụ khác do phẫu thuật miệng để chỉnh hàm
Tiêu ngót chân răng

·        “Cấu trúc mặt và răng-xương ổ và tiên đoán sự ngắn lại của chân răng phía chóp” .
·        Theo tác giả này, điều trị chỉnh nha gây ra sự tiêu ngót chân răng phía chóp, điều trị chỉnh nha gây ra sự tiêu ngót chân răng phía chóp ở tất cả mọi bệnh nhân vào khoảng 2mm
Lưu ý chỉnh nha liên quan tiêu chân răng
·        Lực tác động trong khi di chuyển răng
·        Kích thích vào vị trí răng
·        Thời gian và hướng di chuyển răng
·        Các yếu tố tiền đề
Khuyến cáo
·        Lực nhẹ
·        Hiểu biết đầy đủ cơ chế sinh học của sự di chuyển răng
·        Khám răng trên phim tia X định kỳ
·        Tất cả bệnh nhân được thông báo trước khi điều trị về khả năng tiêu chân răng.
Mất nâng đỡ nha chu
·        Kết quả của độ cắn phủ gây chấn thương
·        Kết quả của suy giảm lối vào để làm sạch
·        Thường giảm hay hết sau khi tháo khí cụ
·        Mất bám dính nha chu chỉ liên quan đến vệ sinh răng miệng kém chứ không phải do di chuyển răng
Mất khoáng
·        Mất khoáng trong điều trị bằng khí cụ cố định là một nguy cơ thật sự, với tỷ lệ được báo cáo từ 2-96% bệnh nhân.
Khuyến cáo
·        Khuyên về chế độ ăn
·        Cải thiện vệ sinh miệng
·        Fluoride
·        Dùng cement gắn mắc cài GIC quang trùng hợp không acid, phóng thích fluoride

·        Chọn bệnh nhân
Phá hủy mô mềm
·        Loét chấn thương
·        Chết tủy do lực chỉnh nha cao hoặc tiền sử chấn thương
Loạn năng thái dương hàm (TMD)
·        Điều trị chỉnh nha gây ra TMD?
·        TMD có thể điều trị được khi chỉnh nha?


Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Giai đoạn chuẩn bị miệng

1. Chuẩn bị miệng:
- Khám và phục hồi căn bản
- Nội nha, nha chu và phẫu thuật miệng
- Tư liệu – Phim tia X, phim đo sọ, mẫu hàm, hình chụp và bất kỳ thất thường nào
- Tiêu chuẩn vệ sinh răng miệng – trước điều trị và trong điều trị
- Fluoride tại chỗ - trước và sau khi gắn mắc cài

*  Hướng dẫn bệnh nhân sau khi gắn khí cụ đầu tiên:
- Bạn không được thử tháo hoặc điều chỉnh khí cụ cố định
- Khí cụ có thể gây ra khó chịu , nếu có gì không rõ liên hệ với nha sĩ
- Tránh kẹo dính, kẹo cao su, kẹo toffee, thức ăn cứng và thịt dai
- Làm sạch răng và khí cụ kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ như hướng dẫn
- Tuân thủ nghiêm mọi hướng dẫn như đeo thun, headgear để tránh trễ thời gian điều trị
- Liên hệ với chúng tôi ngay lập tức nếu khí cụ bị hư hỏng hoặc biến dạng hoặc bất kỳ tình trạng đau kéo dài.
- Tránh cắn thức ăn bằng răng trước, cắt thức ăn thành mảnh nhỏ và ăn bằng răng sau


- Dùng nước súc miệng fluoride hàng ngày.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Phương pháp phân tích phim chỉnh răng đương đại

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHIM CHỈNH RĂNG ĐƯƠNG ĐẠI
Hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng phương pháp phân tích phim tổng hợp gồm các chỉ số của các phương pháp  phân tích phim khác nhau với mục đích khi đánh giá nguyên nhân sai lệch có ít nhất hai hoặc ba chỉ số cùng thể hiện sự sai lệch này.
I.Các chỉ số đánh giá tương quan xương:
A. Các chỉ số đánh giá tương quan xương hàm trên so với cấu trúc sọ mặt:
1. Góc SNA là góc tạo bởi các đường thẳng nối điểm S, điểm N và điểm A, đánh giá tương quan xương hàm trên theo chiều trước sau so với nền sọ.
2. Khoảng cách từ điểm A đến đường NPerp (A-N Perp), đánh giá tương quan theo chiều trước sau, được đo từ điểm trước nhất và nhô nhất của xương ổ răng hàm trên so với mặt phẳng sọ mặt đi qua điểm N và vuông góc với mặt phẳng Frankfort.
3. Chiều dài xương hàm trên (Co-A) là khoảng cách đo được từ điểm Co đến điểm A, đánh giá chiều dài tương đối của xương hàm trên.
B. Các chỉ số đánh giá tương quan xương hàm dưới so với cấu trúc sọ mặt:
1. Góc SNB là góc tạo bởi các đường thẳng nối điểm S, điểm N và điểm B, đánh giá tương quan của xương hàm dưới theo chiều trước sau so với nền sọ.
2. Khoảng cách từ điểm Pog đến đường NPerp (Pog-N Perp), đánh giá tương quan theo chiều trước sau, được đo từ điểm nhô nhất của cằm so với mặt phẳng sọ mặt đi qua điểm N và vuông góc với mặt phẳng Frankfort.
3. Chiều dài xương hàm dưới (Co-Gn) là khoảng cách đo được từ điểm Co tới điểm Gn, đánh giá chiều dài tương đối của xương hàm dưới.
C. Các chỉ số đánh giá tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới:
1. Góc ANB là góc tạo bởi sự chênh lệch giữa góc SNA và góc SNB. Đánh giá tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau so với cấu trúc nền sọ.
2. Chỉ số Wits là khoảng cách giữa hai điểm Ao và Bo trên mặt phẳng cắn, đánh giá tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau đối chiếu trên mặt phẳng cắn.
3. Sự khác nhau về kích thước giữa xương hàm trên và xương hàm dưới (Differ Mx-Md) là sự chênh lệch về kích thước giữa chiều dài xương hàm trên Co-A và chiều dài xương hàm dưới Co-Gn.
D. Các chỉ số xác định hướng phát triển và kiểu phát triển của mặt:
1. Góc trục mặt (NBa-PtG) là góc tạo bởi đường nối PtGn. Góc trục mặt đánh giá xu hướng phát triển của cằm và các răng hàm, đánh giá hướng phát triển của mặt theo chiều sâu, cho biết xương hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ.
2. Góc mặt hay góc chiều sâu mặt (NPog - POr) là góc tạo bởi đường nối NPog và mặt phẳng Frankfort. Góc mặt đánh giá vị trí của cằm theo chiều ngang, xác định sai khớp cắn loại II thật sự do nguyên nhân xương.
3. Góc GoGn-SN là góc tạo bởi mặt phẳng xương hàm dưới và mặt phẳng  nền sọ đi qua SN, đánh giá kiểu phát triển của mặt theo chiều đứng so với cấu trúc nền sọ. Nếu góc có giá trị thấp so với giá trị bình thường, bệnh nhân có kiểu phát triển của mặt theo hướng đóng, xương hàm dưới xoay lên trên và ra trước. Nếu góc có giá trị cao so với giá trị bình, bệnh nhân có kiểu phát triển của mặt theo hướng mở, xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau.
4. Góc giữa mặt phẳng xương hàm dưới và mặt phẳng Frankfort (Md-FH) đánh giá tương quan xương hàm dưới theo chiều đứng so với mặt phẳng Frankfort. Góc có giá trị lớn so với giá trị bình thường, cho biết khớp cắn hở là do xương hàm dưới. Góc có giá trị nhỏ so với giá trị bình thường cho biết khớp cắn sâu do xương hàm dưới.
5. Góc mặt phẳng xương hàm dưới và mặt phẳng khẩu cái (PP-Md), cho biết tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới.
6. Chiều cao tầng mặt dưới (ANS-Me) là khoảng cách từ điểm ANS tới điểm Me, cho biết hướng phát triển của cằm theo chiều đứng.
II. Các chỉ số đánh giá tương quang răng
A. Đánh giá tương quan răng hàm trên so với cấu trúc sọ mặt:
1.Góc răng cửa giữa trên với mặt phẳng SN (U1-SN), đánh giá trục của răng cửa trên sọ.
2.Góc răng cửa giữa trên với mặt phẳng khẩu cái (U1-PP), đánh giá trục của răng cửa trên so với xương hàm trên.
3.Khoảng cách từ rìa răng cửa giữa trên với đường thẳng nối điểm A và điểm Pog (U1-APo), đánh giá độ nhô ra trước của răng cửa trên so với mặt phẳng nối phía trước xương hàm trên và xương hàm dưới.
B.Tương quan răng cửa dưới với cấu trúc sọ mặt:
1. Góc giữa răng cửa hàm dưới với mặt phẳng hàm dưới (1L-Md).
2. Khoảng cách từ rìa răng cửa giữa hàm dưới với đường thẳng nối điểm A với điểm Pog (L1-APo), đánh giá độ nhô ra trước của răng cửa dưới so với mặt phẳng nối phía trước xương hàm trên và xương hàm dưới.
C. Tương quan răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới:
1. Góc giữa răng cửa hàm trên và răng cửa giữa hàm dưới (1U-1L) nếu nhỏ hơn so với giá trị bình thường cho biết trục của răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới bị ngả ra trước và ngược lại. Sau điều trị góc giữa hai răng cửa phải đạt được  giá trị bình thường để đảm bảo sự ổn định của khớp cắn.
III. Các chỉ số đánh giá tương quan mô mềm:
1. Góc mũi môi là góc tạo bởi đường tiếp tuyến với mũi và đi qua điểm chân mũi Sn và đường thẳng đi qua điểm Sn và môi trên. Đánh giá mức độ hô của bệnh nhân khi nhìn nghiêng, bệnh nhân có hô hàm trên góc mũi môi nhọn. Góc mũi môi là một trong các yếu tố quan trọng để chỉ định nhổ răng và chọn lựa loại neo chặn.
2.Khoảng cách từ môi trên tới đường E (Ls-E) đánh giá mức độ nhô của môi trên so với đường thẩm mỹ E.
2.Khoảng cách từ môi dưới tới đường E (Li-E) đánh giá mức độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E.
* Các chỉ số đo được trên phim sẽ được so sánh với chỉ số chuẩn đại điện cho chủng tộc và theo tuổi. Ví dụ góc SNA thay đổi theo tuổi, khi ở tuổi trưởng thành góc SNA là 820 ± 2 ở người châu Âu da trắng, Hàn Quốc 81, 70 ± 3,1 và Nhật Bản là 80,80 ± 3,6.



Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017